Từ khóa phổ biến

Sự thật Tam Thất Bắc có chữa khỏi ung thư không? cách sử dụng Tam Thất Bắc như thế nào?

01/11/2019 14:43 +07 - Lượt xem: 7444

Thực hư tam thất có phải là “Kim bất hoán – tức là vàng không đổi” loại thảo dược mang lại nhiều tác dụng đối với sức khỏe, đặc biệt là tác dụng chữa ung thư. Cùng tìm hiểu các tác dụng của tam thất, cách sử dụng tam thất hiệu quả và bạn có nên sử dụng tam thất hay không trong bài viết sau:

tam-that-bac, cu-tam-that-bac-kho, tac-dung-cua-tam-that-bac, mua-tam-that-bac-o-dau, dia-chi-ban-tam-that-bac-uy-tin, cu-tam-that-bac-kho-co-cong-dung-gi, thao-duoc-xanh-so-1-jindo.vn

1. Loại tam thất nào hay được sử dụng nhất?
Dựa vào đặc điểm sinh trưởng, cũng như tác dụng chữa bệnh của tam thất mà tam thất được chia thành 3 loại chính, đó là: tam thất bắc, tam thất nam và tam thất hoang.

Về mặt khoa học, tam thất bắc mang lại giá trị sử dụng lớn hơn rất nhiều lần so với tam thất nam và cũng vì thế mà giá cả củ tam thất nam chỉ bằng khoảng 1/10 so với củ tam thất bắc

Vì thế, cần có những thông tin chi tiết về đặc điểm của các loại tam thất này để đảm bảo có được đúng loại tam thất mà bạn mong muốn.

tac-dung-cua-tam-that-bac-kho-thao-duoc-xanh-so-1-jindo.vn-1-1

Ảnh cây Tam Thất

2. Tam thất có những tác dụng đáng quý nào?
Ẩn sau đằng sau một dáng dấp nhỏ bé là những giá trị tuyệt vời về mặt y học. Vì thế, với nhiều người tam thất được coi như một thứ tài sản lớn mà có vàng họ cũng không đổi “kim bất hoán”.

Theo y học cổ truyền
– Tính vị: Vị ngọt, hơi đắng, tính ôn.

– Quy kinh: Can, vị.

– Công năng: Hóa ứ chỉ huyết, hóa ứ chỉ thống, tiêu ung nhọt.

– Chủ trị: Thổ huyết, chảy máu cam, đi ngoài ra máu, ung thũng, đẻ xong máu hôi không sạch, đòn ngã tổn thương.

3. Tác dụng sinh học của tam thất
Tác dụng chống oxy hóa

Dịch chiết giàu saponin của tam thất đã được chứng minh tác dụng chống oxy hóa, giúp bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do gây hại.

Tuy nhiên, cơ chế của tác dụng này vẫn chưa được làm rõ. Đã có nghiên cứu chỉ ra rằng dịch chiết của tam thất có khả năng tương đối mạnh tạo thành phức chất với ion sắt, có tác dụng loại bỏ các gốc hdroxyl, hydrogen peroxide và chống lại anion peroxid, gốc DPPH.

Tác dụng chống viêm

Nghiên cứu của Trần Công Hòa và Vũ Minh Thục cho thấy chế phẩm chứa tam thất có khả năng kiểm soát căn nguyên và ngăn ngừa sự tái phát lại các triệu chứng của viêm mũi dị ứng.

Bên cạnh đó, một số thử nghiệm in vitro cũng đã được tiến hành chứng minh tác dụng chống viêm của tam thất. Cơ chế của tác dụng này có thể do khả năng ức chế enzym COX-2, ức chế TNFα, hoạt năng của phospholipase A2,…những yếu tố của phản ứng viêm của tam thất.

Tác dụng bảo vệ gan

Theo kết quả nghiên cứu trên chuột, dịch chiết nước nóng của tam thất cải thiện tình trạng men gan tăng gây ra bởi cồn. Cơ chế bảo vệ gan có thể do sự ức chế tạo thành hoặc hoạt động của các gốc tự do; nhờ đó ức chế quá trình khử lipid ở tế bào gan.

Tam thất cũng có khả năng chống sự tăng sinh của tế bào xơ gan và điều hòa rối loạn chức năng vi mạch gan (một nghiên cứu trên chuột đã chứng minh điều này).

Năm 2010, một tiến triển mới đáng mừng cho việc sử dụng tam thất để chống xơ gan là nghiên cứu của Geng và cộng sự đã chứng minh được Ginsenosid Rg1 trong tam thất thể sử dụng riêng biệt để mang đến tác dụng này.

Tác dụng nội tiết tố kiểu estrogen

Trong tam thất có chứa 2 chất (Ginsenosid Rg1 và Ginseniosid Rb1) có cấu trúc tương tự estrogen, do đó chúng có thể gắn bào thụ thể của estrogen trên tế bào và tạo ra tác dụng tương tự estrogen.

Vì thế, có thể mở ra một tiềm năng mới trong việc sử dụng tam thất nói chung cũng như chiết xuất ra 2 chất saponin nói trên trong liệu pháp điều trị thay thế hormon khi mà estrogen có tác dụng phụ có thể gây ung thư vú.

Tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh

Trong tam thất có chứa saponin panaxatriol có tác dụng ức chế tế bào chết theo chương trình. Vì thế, tam thất có thể được sử dụng để điều trị Parkinson, Alzheimer và các bệnh thần kinh mà yếu tố gen là căn nguyên. Khả năng ức chế sự chết tế bào theo chương trình bởi saponin chiết xuất từ tam thất đã được thử nghiệm trên chuột và công nhận.

Tác dụng bảo vệ tim mạch

Có lẽ tam thất được biết đến nhiều nhất và sử dụng phổ biến nhất với tác dụng bảo vệ hệ tim mạch của nó.

Nhiều thử nghiệm trên chuột đã được tiến hành và cho thấy tác dụng bảo vệ cơ tim khỏi hoại tử theo cơ chế làm giảm sự quá tải của canxi nội bào gây bởi angiotensin II, gia tăng hoạt động của bơm canxi và làm giảm sự quá tải của cơ tim thất trái.

Ngoài ra là khả năng bảo vệ cơ tim khỏi tổn thương do thiếu máu cục bộ, chống lại sự rung nhĩ, giảm nhịp tim và chống lại sự tăng huyết áp ngoại vi hay cải thiên tình trạng xơ vữa động mạch.

Tác dụng chống tập kết tiểu cầu của saponin tam thất hầu như không thua kém gì so với aspirin – một loại thuốc thường được sử dụng với mục đích này nhưng có tác dụng phụ gây viêm loét đường tiêu hóa.

Hỗ trợ điều trị ung thư

Trong việc hỗ trợ điều trị ung thư, củ tam thất bắc cho thấy khả năng kỳ diệu giúp ngăn ngừa sự phát triển và di căn của các tế bào ung thư.

Về mặt Y học hiện đại thì hiện nay trên thế giới vẫn chưa có bất cứ một nghiên cứu lâm sàng nào có thể xác thực khả năng điều trị ung thư, phòng ngừa ung thư của tam thất. Vì vậy trong quá trình điều trị ung thư, người bệnh nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.

Các tác dụng khác

Ngoài những tác dụng trên, tam thất còn được sử dụng chống tiểu đường, chống nấm, tăng sinh mạch máu và hạ lipid máu.

tac-dung-cua-tam-that-bac-kho-thao-duoc-xanh-so-1-jindo.vn-1-2

Củ Tam Thất khô

4. Sử dụng tam thất như thế nào để đạt hiệu quả?
Theo dược học cổ truyền, tam thất có nhiều cách bào chế và mỗi cách bào chế khác nhau sẽ mang đến hiệu quả khác nhau.

Thông thường tam thất được dùng dưới 3 dạng:

  • Dùng tươi: Tam thất rửa sạch, giã nát rồi đắp lên vùng tổn thương.
  • Dùng sống: Rửa sạch, thái lát, tán thành bột để uống; nhằm chữa các chứng như xuất huyết, đại tiện ra máu tươi, đau thắt ngực do thiểu năng mạch vành hoặc nhồi máu cơ tim, các bệnh về gan.
  • Dùng chín (tam thất thục): Tam thất rửa sạch, ủ rượu cho mềm rồi thái mỏng sao (sao qua hoặc sao vàng nhạt; có thể sao với dầu thực vật), tán bột, uống để bồi bổ cho cơ thể suy nhược, khí huyết bất túc.
  • Dùng sống chủ yếu để tán ứ chỉ huyết, tiêu thũng định thống; dùng chín chủ yếu để bồi bổ.
    Liều dùng thông thường: mỗi ngày sắc uống từ 5 – 10g; uống bột từ 1,5 – 3,5g; dùng ngoài không kể liều lượng.

5. Những trường hợp nào không nên sử dụng tam thất?
Những giá trị trong điều trị bệnh, mang lại sự khỏe mạnh cho người dùng của tam thất là không thể phủ nhận. Nhưng không phải ai dùng cũng mang lại lợi ích to lớn như mọi người vẫn thường ca ngợi về nó.

tac-dung-cua-tam-that-bac-kho-thao-duoc-xanh-so-1-jindo.vn-1-3

Tam thất Bắc có rất nhiều tác dụng trong chữa bệnh không phải ai cũng biết

Vì thế, hãy lưu tâm tới những đối tượng sau không nên dùng tam thất:

– Những người cơ địa nóng: Tam thất là loại dược liệu có vị đắng, ngọt và tính hơi ôn. Đối với những người quá nóng thì sẽ gặp bất lợi là khi uống trong thời gian dài có thể gây ra phản ứng mẫn cảm (ngứa, mụn nhọt, dị ứng,…). Cho nên cần lưu ý khi sử dụng với đối tượng này.
– Phụ nữ có thai: Tuyệt đối không nên sử dụng tam thất với các sản phẩm từ tam thất cho phụ nữ có thai vì tác dụng hoạt huyết có thể gây ảnh hưởng không tốt với thai nhi.
– Những người đang chảy máu hay cơ địa dễ chảy máu
–  Những người này không nên sử dụng tam thất cũng bởi tác dụng hoạt huyết của tam thất.
– Phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt nên chú ý điều này để tránh kinh nguyệt ra nhiều quá mức. Tuy nhiên, phụ nữ vốn huyết ứ làm kinh nguyệt không điều hòa có thể dùng tam thất để điều hòa kinh nguyệt dưới sự chỉ dẫn của thầy thuốc.
– Người đang cảm lạnh: Cũng không nên dùng tam thất vì có thể làm năng thêm tình trạng bệnh.
– Trẻ em: Cần phải cẩn thận khi cho trẻ em sử dụng tam thất.
– Người bị tiêu chảy: Không nên sử dụng tam thất bởi chúng có thể gây nên tình trạng tử vong.
– Những bệnh nhân có chức năng tim yếu: Sử dụng thận trọng.
– Tác dụng của tam thất không còn gì để bàn cãi, các nghiên cứu cũng đã chỉ ra nhiều tác dụng truyền thống của tam thất trên cơ sở dược lý hiện đại. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích phần nào đó trong việc sử dụng đúng cách để phát huy hết tác dụng của tam thất một cách hiệu quả nhất.

 

Mua Tam Thất Bắc ở đâu? Địa chỉ nào bán uy tín?

Hiện tại Thảo dược xanh số 1 – Jindo.vn có cung cấp tất cả các loại thảo dược quý trong đó có Tam Thất Bắc được thu hoạch hoàn toàn từ tự nhiên, nhận chuyển hàng toàn quốc, nhận được hàng mới phải thanh toán. Hãy gọi tới số 0839.363.777 | 082.943.1666 để được tư vấn 24/24.

Hoặc đặt mua tại web: https://bit.ly/2OhKzUo

 

Thông tin liên hệ:
Thảo Dược Xanh số 1 Jindo.vn – Nhà thuốc gia truyền Trần Gia
Trên Web: www.jindo.vn
HOTLINE: 0839.363.777 / 082.943.1666
Địa chỉ: Tiểu khu Thạch Lý – TT Đà Bắc – Đà Bắc – Hòa Bình.
 




Bài xem nhiều


  •  
     
    16/07/2020 | Cây thuốc nam
    Cỏ mần trầu một loài cỏ dại mọc hoang dại ở ở ngay 2 ven đường mà chúng ta đi. Thật bất ngờ loại cỏ dại này lại có một số công dụng điều trị bệnh rất hay, đặc biệt là hiệu quả điều trị bệnh huyết áp cao.

    co-man-trau, tac-dung-cua-co-man-trau, dieu-tri-huyet-ap-cao, mat-gan, giai-doc, lam-muot-toc, thao-duoc-xanh-so-1-jindo.vn
  •  
     
    15/07/2020 | Cây thuốc nam
    Cây đuôi chuột hay cỏ doi ngựa, miền Nam còn gọi là cây mạch lạc; một loại thảo dược thiên nhiên mọc hoang ở một số địa phương nước ta. Tác dụng nổi bật nhất của loại thảo dược này, được nhiều người chú ý đó là hiệu quả điều trị ho, viêm họng và hạ đường huyết rất hay.

    cay-duoi-chuot, tac-dung-cua-cay-duoi-chuot, mua-cay-duoi-chuot-o-dau, dieu-tri-ho-van-tim, dieu-tri-viem-tiet-nieu, thao-duoc-xanh-so-1-jindo.vn
  •  
     
    14/07/2020 | Cây thuốc nam
    Hạt đậu xanh một loại thực phẩm không thể thiếu trong ẩm thực của người Việt. Hạt đậu xanh từ xưa đã được người xưa vô cùng coi trọng không chỉ bởi đậu xanh là thực phẩm bổ dưỡng mà đây còn là một vị thuốc điều trị nhiều căn bệnh.

    hat-dau-xanh, tac-dung-cua-hat-dau-xanh, dieu-tri-tieu-chay, dieu-tri-say-nang, thao-duoc-xanh-so-1-jindo.vn
  •  
     
    14/07/2020 | Cây thuốc nam
    Cây hoắc hương có công dụng kiện tỳ vị, mạnh dạ dày, điều trị trướng bụng, đầy hơi, ngoài ra cây còn dùng làm thuốc điều trị hôi miệng và chế tinh dầu., các bạn cùng thảo dược xanh số 1 jindo tìm hiểu về công dụng của loại cây này nhé.

    cay-hoac-huong, tac-dung-cua-cay-hoac-huong, dieu-tri-day-bung, kho-tieu, dieu-tri-hoi-mieng, thao-duoc-xanh-so-1-jindo.vn
  •  
     
    13/07/2020 | Cây thuốc nam
    Y học cổ truyền có nhiều vị thuốc mà tên gọi của nó dễ gây nhầm lẫn với nhau, chẳng hạn như “khương hoạt” với “khương hoàng” và “khương hoạt” với “độc hoạt”.

    khuong-hoat, tac-dung-cua-khuong-hoat, dieu-tri-phong-thap, dieu-tri-nhuc-dau, thao-duoc-xanh-so-1-jindo.vn
  •  
     
    10/07/2020 | Cây thuốc nam
    Tiền hồ thuộc loại cây thảo, cao khoảng 0,7 – 1,4m. Mọc thẳng đứng và trên có phân nhánh, thân có khía dọc. Lá mọc ở gốc cây lớn, 1 – 2 lần sẻ lông chim và có cuống dục có răng cưa to. Lá ở thân thì nhỏ và có cuống ngắn có bẹ lá phồng và rộng. Lá mọc ở phía không cuống thường thu lại còn bẹ lá. Cụm hoa tán kép, có hoa màu tím và quả hình bầu dục. Quả cụt ở hai đầu, dài khoảng 5 – 7mm và rộng 3 – 5mm. Có múi ở hai cạnh và khi chưa chín thì hai phân liệt quả dính chặt vào nhau.

    tien-ho, tac-dung-cua-tien-ho, mua-tien-ho-o-dau, dieu-tri-ho, chua-viem-phe-quan, tri-ho-dom, thao-duoc-xanh-so-1-jindo.vm
  •  
     
    09/07/2020 | Cây thuốc nam
    Xuyên luyện tử là quả non của cây xoan . Quả to, hình cầu, dài khoảng 2,5- 4cm. Rộng khoảng 2- 3cm, khi già phơi khô thì có màu vàng nhạt. Quả chắc, không mốc mọt là tốt.

    xuyen-luyen-tu, tac-dung-cua--xuyen-luyn-tu, dieu-tri-viem-da-day, dau-bung-kinh, thao-duoc-xanh-so-1-jindo.vn
  •  
     
    08/07/2020 | Cây thuốc nam
    Thổ Phục Linh từ xa xưa luôn được xem là vị thuốc quý giá giúp bồi bổ gân cốt, mạnh xương khớp và thường xuyên được sử dụng trong các bài thuốc Đông y chữa bệnh xương khớp, giảm đau nhức xương khớp. Ngày nay Thổ phục linh được ứng dụng nhiều trong các sản phẩm bảo vệ sức khỏe, hỗ trợ điều trị các bệnh xương khớp.

    tho-phuc-linh, tac-dung-cua-tho-phuc-linh, mua-tho-phuc-linh-o-dau, dieu-tri-benh-xuong-khop, thao-duoc-xanh-so-1-jindo.vn
  •  
     
    07/07/2020 | Cây thuốc nam
    Từ lâu, cây thông thảo đã trở thành dược liệu lợi sữa, chữa tắc sữa nổi tiếng với công dụng tuyệt vời mà vẫn đảm bảo an toàn tuyệt đối cho cả mẹ và bé. Tuy vậy, cũng như các vị thuốc khác, việc sử dụng thông thảo dược liệu cũng cần có những lưu ý mà mẹ cần ghi nhớ ngay để sử dụng hiệu quả và an toàn nhất. Các mẹ bỉm sữa hãy cùng Thảo dược xanh số 1 Jindo tìm hiểu về vị thuốc lợi sữa thần kì này nhé.

    thong-thao, tac-dung-cua-thong-thao, mua-thong-thao-o-dau, loi-sua, cach-dung-thong-thao, thao-duoc-xanh-so-1-jindo.vn
  •  
     
    06/07/2020 | Cây thuốc nam
    Sa sâm là vị thuốc được sử dụng rất nhiều trong y học cổ truyền. Được ví như một vị sâm, nên sa sâm chủ yếu được dùng như một vị thuốc bổ. Các bạn cùng Thảo dược xanh số 1 Jindo tìm hiểu kỹ về vị thuốc này nhé.

    sa-sam, tac-dung-cua-sa-sam, boi-bo-suc-khoe, tang-cuong-sinh-ly, mua-sa-sam-o-dau, cach-dung-sa-sam, thao-duoc-xanh-so-1-jindo.vn