Hạt hẹ - Tác dụng tráng thận bổ dương và các bài thuốc cực hay từ hạt hẹ
Hạt hẹ là gì? Hạt hẹ chữa bệnh gì, cách dùng như thế nào? Chắc hẳn đây đều là các câu hỏi của nhiều bạn chưa biết về loại hạt tốt cho sức khỏe này. Nếu bạn chưa biết đến loại dược liệu này thì hãy cùng chúng tôi giúp các bạn trả lời các câu hỏi trên nhé.
hat-he, tac-dung-cua-hat-he, mua-hat-he-o-dau, tang-cuong-sinh-ly, chua-liet-duong, tri-xuat-tinh-som, thao-duoc-dai-viet
XEM CHI TIẾT VIDEO
Bạn biết gì về hạt hẹ?
Hat he là gì? Hạt hẹ có tên khoa học là semen alli tuberosi. Trong dân gian thường được gọi là cây cửu tử. Cây hẹ thuộc họ nhà hành. Là loại cây thân thảo sống lâu năm cao chừng 25 đến 35cm, có thân mọc thẳng đứng, có góc ở đầu, phẳng dẹp dài 18 đến 32cm, rộng khoảng 2 đến 8mm, có rãnh. Cây có hoa màu trắng mọc thành chụm ở đầu. Quả cây hẹ hình trái xoan chia thành 3 mảnh trong quả có 6 hạt nhỏ màu đen. Cây hẹ ra hoa vào độ tháng 6 đến tháng 8, và cho ra quả vào tầm tháng 8 hay tháng 9.
Khu vực phân bố
Cây hẹ phân bố rộng khắp cả nước trải dài cả ba miền bắc trung và nam. Hầu như ai cũng biết đến cây hẹ, vào mùa thu đông người dân đi thu hoạch hạt hẹ về phơi khô hay sao vàng dùng lần để chữa bệnh. Cây hẹ có tính ấm, vị lại hơi cay, ngọt nhẹ vì thế cây có tác dụng trợ vị khí, ôn trung, hạ nghịch khí, tán ứ huyết, cố thận tinh, điều hòa tạng phủ.
Để làm thuốc, bạn nên chọn loại hạt già mẫy, có màu đen đậm, đều nhau không lẫn tạp chất là loại tốt nhất để điều chế thành thuốc.
Thành phần hóa học của hạt hẹ:
Trong hạt cửu tử có chứa nhiều hoạt chất saponin, adorin có tác dụng kháng khuẩn, sulfur, vitamin C, chất đắng.
Các công dụng của hạt hẹ:
Theo y hộc cổ truyền hạt hẹ có tác dụng kiện vị, ôn trung hành khí, tán ứ giải độc, bổ thận tráng dương. Hạt hẹ dùng cho các trường hợp bị nôn thổ, nấc cục, thổ huyết, đau tức vùng ngực, niệu huyết, bệnh tiểu đường, trĩ xuất huyết, liệt dương, dị ứng nổi ban, di tinhg. Theo đông y thân hẹ và lá hẹ chữa được bệnh hen xuyễn, ho ở trẻ em, giun kim, tiêu hóa kém. Đối với nam giới bị liệt dương, di niệu, di tinh, đau lưng,huyết trắng đới hạ, hạt hẹ giúp bổ thận tráng dương.
Một số bài thuốc chữa bệnh của hạt hẹ:
Theo y học cổ truyền, hạt hẹ cay nồng, vị ngọt, tính ấm, công dụng của hạt hẹ là bổ gan và thận. Bên cạnh đó, hạt hẹ còn có tác dụng chữa một số bệnh sau đây:
Hạt hẹ chữa nam giới bị hư thận, phụ nữ bị bạch đới:
Ta sử dụng một ít hạt hẹ đem ngâm với giấm, sau đó rang khô, tán nhuyễn rồi cho vào một ít mật ong để dễ nặn thành hạt bằng chừng hạt ngô, mỗi ngày uống từ 3 đến 6gram, uống khi đang đói với rượu.
Chữa chứng bế kinh ở phụ nữ bằng hạt hẹ
Dùng hạt hẹ 10g, hạt dành dành 10g. Hãm sắc lấy nước uống mỗi ngày 2 lần.
Chữa liệt dương, di mộng tinh, xuất tinh sớm từ hạt hẹ
Chỉ cần dùng hạt hẹ 20g, kỷ tử 30g, ba kích 15g, hồng sâm 20g, lộc nhung 10g, đường phèn 200g, rượu trắng 1 lít. Ngâm tất cả dược liệu trong vòng 15 – 30 ngày. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần khoảng 15 – 30ml.
Hạt hẹ chữa thận hư, mệnh môn hỏa suy, hoạt tinh
Dùng Câu kỷ tử, Phúc bồn tử, Dâm dương hoắc, Thỏ ty tử, mỗi vị dùng 25g, Cửu thái tử 16g, Thạch liên tử 16g, Kim anh tử 16g, Xà sàng tử 5g Ngũ Vị tử 5g, Phá cố chỉ 5g, Thục địa 50g, Hoài sơn 50g. Sắc uống trong ngày, chia làm 3 lần uống. Tác dụng: Bổ thận, cố tinh.
Hạt hẹ trị dương vật cương không mềm, có cảm giác châm chít
Dùng Cửu tử, Phá cố chỉ mỗi loại dùng 30g, đem tán thành bột, mỗi lần uống lấy 9g sắc với 1 chén nước, uống ngày 3 lần
Hạt hẹ trị thận dương suy như bất lực, đau lạnh ở lưng gối
Chuẩn bị Cửu tử, Nhục thung dung, Ba kích thiên mỗi loại dùng 12g. Đem tấ cả nguyên liệu sắc nước uống trong ngày
Trị đi tiểu đêm nhiều do thận khí hư bằng hạt hẹ
Dùng Cửu tử, Bổ cốt chi, Ích trí nhân mỗi loại dùng 12g, Sơn dược 20g, tán bột làm viên hoàn uống 12g/ 2-3 lần ngày
Cách ngâm rượu hạt hẹ bổ cho nam giới:
Chuẩn bị 42g hạt hẹ, dâm dương hoắc 125g, kim anh tử 110g, ba kích 120g, sơn thù 62g, tằm đực khô 220g, câu kỉ tử 42g, 62g ngưu tất, 90g thục địa,, 820ml mật ong, 4.2 lít rượu. ngâm từ hơn nửa tháng đến một tháng thì dùng được, mỗi ngày dùng từ 2 đến 3 lần , không nên lạm dụng rượu quá nhiều, uống đều đặn và kiên trì như thế sẽ làm tăng cường hoạt động sinh dục.
Các món ăn chế biến từ hạt hẹ:
Người liệt dương hay đau lưng: dùng rau hẹ 250g, 62g hồ đào nhân. Xào 2 vị với dầu vừng mỗi ngày ăn 1 lần, dùng liên tục trong vòng 1 tháng, sau 1 tháng sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Dùng lá hẹ để nấu cháo: gạo lức 110g, lá hẹ tươi rửa sạch 62gram. Cho gạo vào nấu trước đợi đến khi gạo bong đều nhuyễn ta co hẹ vào rồi nêm nếm cho vừa khẩu vị tùy theo mỗi người. ăn cháo hẹ giúp cho bệnh nhân liệt dương di tinh, đau bụng tiêu chảy bớt đau hẳn.
Ngoài dùng cháo lá hẹ ra ta còn có thể dùng cháo hạt hẹ: 230gram hạt hẹ khô, 290gram gạo tẻ hoặc gạo lứt đều được nếu có gạo lứt thì càng tốt. đem tất cả đi nấu thành cháo. Đén khi cháo nhuyễn ta gạn lấy nước mỗi ngày uống 3 lần sau mỗi bữa ăn sáng, trưa, chiều. dùng loại cháo này giúp cho bệnh nhân vượt khỏi các chứng suy nhược mệt mỏi, di niệu, di tinh.
Cách nấu cháo thỏ ty tử cùng với hạt hẹ: 32g thỏ ty tử, 33g cửu tử, gạo tẻ từ 85 đến 110gram gạo tẻ. dùng thỏ ty tử và cửu tử hãm với nước, lọc ra bỏ bã , sau đó lấy gạo tẻ nấu cháo với nước dược liệu đã lọc từ nãy, khi cháo nhuyễn cho hạt hẹ vào nêm nếm tùy thích mà tốt nhất nên cho vào một muỗng đường. cháo thỏ ty tử hạt hẹ này giúp ích cho người bị hư thận, đau lưng, di niệu, liệt dương tinh.
Người bị viêm nhiễm lở ngứa, đau mắt đỏ, người bị sốt không được dùng. Tuy hạt hẹ có rất nhiều tác dụng chữa bệnh nhưng không nên lạm dụng nó quá, trước khi dùng nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ.
Bạn có thể mua hạt hẹ ở đâu uy tín?
Thảo dược xanh số 1 Jindo.vn là đơn vị uy tín trên thị trường cung cấp dược liệu xanh sạch, an toàn cho người sử dụng. Sản phẩm hạt hẹ chúng tôi mang đến là sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, đảm bảo đúng chủng loại, mang lại hiệu quả tuyệt đối cho người dùng. Hãy gọi tới số 0839.363.777 | 082.943.1666 để được tư vấn 24/24.
Hoặc đặt mua tại: JINDO.VN