Từ khóa phổ biến

Cam Thảo Bắc - Vị thuốc cực nhiều tác dụng nhưng những đối tượng sau không nên dùng

16/06/2020 09:32 +07 - Lượt xem: 6150

Cam thảo (hay cam thảo bắc) là vị thuốc cổ truyền quen thuộc của người Việt Nam, So với các thảo dược khác thì cam thảo không đặc trưng ở mùi hương mà ở vị ngọt của nó: một vị ngọt rất sâu mà sau khi ăn hoặc uống, bạn vẫn còn thấy nó ngọt sắc trong đầu lưỡi và cả cuống họng. Và nếu nói về mùi vị thì cam thảo thơm nhẹ cái hương thơm ngọt dịu của gỗ, rất dễ chịu. Vì thế mà nhiều người thích dùng cam thảo để thanh nhiệt, giải độc và thường kết hợp thêm thảo quyết minh.

cam-thao-bac, tac-dung-cua-cam-thao, mua-cam-thao-o-dau, cam-thao-gia-tot, thanh-nhiet-giai-doc, thao-duoc-xanh-so-1-jindo.vn

XEM VIDEO NHỮNG ĐỐI TƯỢNG KHÔNG NÊN DÙNG CAM THẢO

Tuy cam thảo có nhiều tác dụng quý nhưng có một số trường hợp không nên dùng cam thảo vì nó sẽ không đem lại lợi ích mà ngược lại còn có thể gây hại. Vậy những đối tượng nào không nên dùng cam thảo, và cách dùng cam thảo như nào để không gây hại cho sức khỏe, chúng ta cùng tìm hiểu nhé.

cam-thao-bac-tac-dung-thanh-nhiet-co-the-thao-duoc-xanh-so-1-jindo.vn-1

1. Người bị táo bón hoặc có tiền sử bị táo bón không nên dùng cam thảo bắc:

Bạn đã từng uống những gói trà thanh nhiệt nhỏ xíu, chỉ vừa đủ pha một ly trà chưa? Nếu đã từng, chắc bạn cũng nhận ra lát gỗ nhỏ nhỏ rất ngọt trong đó, phải không? Đây là loại trà ngon, rất dễ uống và tiện dụng. Những ngày hè nóng nực, cơ thể bị nóng trong người, sinh ra mụn nhọt, bứt rứt thì trà thanh nhiệt là thức uống tuyệt vời. Tuy nhiên, nếu bạn đang bị táo bón hoặc thường bị táo bón trước đó thì không nên dùng vì thành phần cam thảo sẽ làm cho tình trạng táo bón trở nên nặng hơn, thậm chí có thể dẫn đến táo bón mạn tính.

2. Người bị phù nề do viêm gan, viêm thận không nên dùng cam thảo :

Theo các khuyến cáo y học, cam thảo làm tăng khả năng giữ nước của cơ thể. Vì vậy, các trường hợp bị phù nề hay tiểu ít (do viêm gan, xơ gan, viêm thận…) thì không nên dùng cam thảo (nếu dùng cam thảo trong thời gian dài thì tình trạng phù nề do tích nước sẽ càng nặng hơn). Mặt khác, không nên kết hợp cam thảo với nhân trần vì cam thảo gây giữ nước còn nhân trần lại giúp đào thải, điều này sẽ làm triệt tiêu hoạt tính của các vị thuốc và có thể xảy ra tương tác thuốc.

cam-thao-bac-tac-dung-thanh-nhiet-co-the-thao-duoc-xanh-so-1-jindo.vn-2

3. Không nên dùng cam thảo bắc trong thời gian dài :

Ngay cả ở người bình thường, nếu dùng cam thảo trong thời gian dài cũng không tốt cho sức khỏe. Bởi lẽ, trong cam thảo có chứa chất sẽ gây hại nếu dùng nhiều (đây là chất tạo nên độ ngọt của cam thảo, gấp 50 lần so với đường mía).

Bên cạnh đó, khi dùng các gói trà thanh nhiệt có chứa cam thảo (loại gói mini), các bạn không nên dùng quá 2 gói mỗi ngày và không dùng liên tục trong 1 tháng. Trong lúc dùng cam thảo bắc, bạn cũng nên chú ý tới phản ứng của cơ thể để điều chỉnh kịp thời. Nếu dùng trên 100 gam nước chiết cam thảo hoặc dùng một lượng lớn cam thảo trong cùng một lúc, một số biểu hiện quá liều có thể xảy ra như tăng huyết áp, rối loạn cơ, mệt mỏi…

Ngoài ra, một số trường hợp khác cũng không nên dùng cam thảo như:

  • Người bị yếu dạ dày có các biểu hiện nôn mửa, đầy bụng: không được dùng.
  • Không dùng kết hợp cam thảo với các vị: đại kích, nhân trần, cam toại, nguyên hoa,…
  • Phụ nữ mang thai và đang cho con bú cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng cam thảo.

cam-thao-bac-tac-dung-thanh-nhiet-co-the-thao-duoc-xanh-so-1-jindo.vn-3

Cam thảo bắc có tác dụng gì?

Mặc dù có nhiều trường hợp không nên dùng cam thảo nhưng không thể phủ nhận những công dụng của vị thuốc này. Được biết, cam thảo có các tác dụng chính như:

  • Chống viêm, chống dị ứng.
  • Thanh nhiệt, giải độc.
  • Điều trị sốt, kém ăn, tiêu chảy…

Tuy nhiên, cam thảo ít được dùng độc vị, mà thường được dùng kết hợp vì cam thảo giúp điều hòa, hỗ trợ các vị thuốc khác rất tốt. Hơn nữa, nếu dùng để thanh nhiệt, giải độc thì nên dùng cam thảo phơi (hoặc sấy khô) còn nếu dùng để bồi bổ (trong các thang thuốc kết hợp) thì nên dùng cam thảo chích hoặc sao. Để có chích cam thảo, các bạn lấy cam thảo tẩm với mật ong rồi sao bằng lửa nhẹ cho tới khi các miếng cam thảo có màu vàng sẫm, chạm vào không bị dính tay là được (tỉ lệ cam thảo : mật ong là 1 kg cảm thảo và 200 gam mật ong).

Có thể kể ra một số thang thuốc có dùng cam thảo như:

  • Điều trị cơ bắp co rút gây đau buốt: lấy cam thảo và thược dược (mỗi loại 12 gam), sắc lấy nước uống.
  • Điều trị ngộ độc: Nếu lỡ ăn phải nấm độc, nấm chưa chín hẳn gây ngộ độc hay bị ngộ độc do thuốc bảo vệ thực vật, các bạn có thể lấy 30 gam cam thảo và 30 gam phòng phong, sắc lấy nước uống. Sau đó, theo dõi bệnh trạng để đưa đến cơ sở y tế (nếu cần).
  • Ngoài cam thảo Bắc y học cổ truyền còn dùng một vị cũng có tên gọi cam thảo, nhưng là cam thảo nam hay còn gọi là cây cam thảo đất với một số công dụng khác biệt với cam thảo bắc…

Mua Cam Thảo ở đâu? Địa chỉ nào bán uy tín?

Hiện tại, Thảo dược xanh số 1 Jindo có cung cất tất cả các loại thảo dược quý trong đó có cam thảo, được thu hái tại các vùng dược liệu sạch, nhận chuyển hàng toàn quốc, nhận được hàng mới phải thanh toán. Hãy gọi tới số 0839.363.777 để được tư vấn 24/24 và đặt mua với giá tốt nhất.

Hoặc đặt mua tại: JINDO.VN

Thông tin liên hệ:
Thảo Dược Xanh số 1 Jindo.vn – Nhà thuốc gia truyền Trần Gia
Trên Web: www.jindo.vn
HOTLINE: 0839.363.777 / 082.943.1666
Địa chỉ: Tiểu khu Thạch Lý – TT Đà Bắc – Đà Bắc – Hòa Bình.
 




Bài xem nhiều


  •  
     
    16/07/2020 | Cây thuốc nam
    Cỏ mần trầu một loài cỏ dại mọc hoang dại ở ở ngay 2 ven đường mà chúng ta đi. Thật bất ngờ loại cỏ dại này lại có một số công dụng điều trị bệnh rất hay, đặc biệt là hiệu quả điều trị bệnh huyết áp cao.

    co-man-trau, tac-dung-cua-co-man-trau, dieu-tri-huyet-ap-cao, mat-gan, giai-doc, lam-muot-toc, thao-duoc-xanh-so-1-jindo.vn
  •  
     
    15/07/2020 | Cây thuốc nam
    Cây đuôi chuột hay cỏ doi ngựa, miền Nam còn gọi là cây mạch lạc; một loại thảo dược thiên nhiên mọc hoang ở một số địa phương nước ta. Tác dụng nổi bật nhất của loại thảo dược này, được nhiều người chú ý đó là hiệu quả điều trị ho, viêm họng và hạ đường huyết rất hay.

    cay-duoi-chuot, tac-dung-cua-cay-duoi-chuot, mua-cay-duoi-chuot-o-dau, dieu-tri-ho-van-tim, dieu-tri-viem-tiet-nieu, thao-duoc-xanh-so-1-jindo.vn
  •  
     
    14/07/2020 | Cây thuốc nam
    Hạt đậu xanh một loại thực phẩm không thể thiếu trong ẩm thực của người Việt. Hạt đậu xanh từ xưa đã được người xưa vô cùng coi trọng không chỉ bởi đậu xanh là thực phẩm bổ dưỡng mà đây còn là một vị thuốc điều trị nhiều căn bệnh.

    hat-dau-xanh, tac-dung-cua-hat-dau-xanh, dieu-tri-tieu-chay, dieu-tri-say-nang, thao-duoc-xanh-so-1-jindo.vn
  •  
     
    14/07/2020 | Cây thuốc nam
    Cây hoắc hương có công dụng kiện tỳ vị, mạnh dạ dày, điều trị trướng bụng, đầy hơi, ngoài ra cây còn dùng làm thuốc điều trị hôi miệng và chế tinh dầu., các bạn cùng thảo dược xanh số 1 jindo tìm hiểu về công dụng của loại cây này nhé.

    cay-hoac-huong, tac-dung-cua-cay-hoac-huong, dieu-tri-day-bung, kho-tieu, dieu-tri-hoi-mieng, thao-duoc-xanh-so-1-jindo.vn
  •  
     
    13/07/2020 | Cây thuốc nam
    Y học cổ truyền có nhiều vị thuốc mà tên gọi của nó dễ gây nhầm lẫn với nhau, chẳng hạn như “khương hoạt” với “khương hoàng” và “khương hoạt” với “độc hoạt”.

    khuong-hoat, tac-dung-cua-khuong-hoat, dieu-tri-phong-thap, dieu-tri-nhuc-dau, thao-duoc-xanh-so-1-jindo.vn
  •  
     
    10/07/2020 | Cây thuốc nam
    Tiền hồ thuộc loại cây thảo, cao khoảng 0,7 – 1,4m. Mọc thẳng đứng và trên có phân nhánh, thân có khía dọc. Lá mọc ở gốc cây lớn, 1 – 2 lần sẻ lông chim và có cuống dục có răng cưa to. Lá ở thân thì nhỏ và có cuống ngắn có bẹ lá phồng và rộng. Lá mọc ở phía không cuống thường thu lại còn bẹ lá. Cụm hoa tán kép, có hoa màu tím và quả hình bầu dục. Quả cụt ở hai đầu, dài khoảng 5 – 7mm và rộng 3 – 5mm. Có múi ở hai cạnh và khi chưa chín thì hai phân liệt quả dính chặt vào nhau.

    tien-ho, tac-dung-cua-tien-ho, mua-tien-ho-o-dau, dieu-tri-ho, chua-viem-phe-quan, tri-ho-dom, thao-duoc-xanh-so-1-jindo.vm
  •  
     
    09/07/2020 | Cây thuốc nam
    Xuyên luyện tử là quả non của cây xoan . Quả to, hình cầu, dài khoảng 2,5- 4cm. Rộng khoảng 2- 3cm, khi già phơi khô thì có màu vàng nhạt. Quả chắc, không mốc mọt là tốt.

    xuyen-luyen-tu, tac-dung-cua--xuyen-luyn-tu, dieu-tri-viem-da-day, dau-bung-kinh, thao-duoc-xanh-so-1-jindo.vn
  •  
     
    08/07/2020 | Cây thuốc nam
    Thổ Phục Linh từ xa xưa luôn được xem là vị thuốc quý giá giúp bồi bổ gân cốt, mạnh xương khớp và thường xuyên được sử dụng trong các bài thuốc Đông y chữa bệnh xương khớp, giảm đau nhức xương khớp. Ngày nay Thổ phục linh được ứng dụng nhiều trong các sản phẩm bảo vệ sức khỏe, hỗ trợ điều trị các bệnh xương khớp.

    tho-phuc-linh, tac-dung-cua-tho-phuc-linh, mua-tho-phuc-linh-o-dau, dieu-tri-benh-xuong-khop, thao-duoc-xanh-so-1-jindo.vn
  •  
     
    07/07/2020 | Cây thuốc nam
    Từ lâu, cây thông thảo đã trở thành dược liệu lợi sữa, chữa tắc sữa nổi tiếng với công dụng tuyệt vời mà vẫn đảm bảo an toàn tuyệt đối cho cả mẹ và bé. Tuy vậy, cũng như các vị thuốc khác, việc sử dụng thông thảo dược liệu cũng cần có những lưu ý mà mẹ cần ghi nhớ ngay để sử dụng hiệu quả và an toàn nhất. Các mẹ bỉm sữa hãy cùng Thảo dược xanh số 1 Jindo tìm hiểu về vị thuốc lợi sữa thần kì này nhé.

    thong-thao, tac-dung-cua-thong-thao, mua-thong-thao-o-dau, loi-sua, cach-dung-thong-thao, thao-duoc-xanh-so-1-jindo.vn
  •  
     
    06/07/2020 | Cây thuốc nam
    Sa sâm là vị thuốc được sử dụng rất nhiều trong y học cổ truyền. Được ví như một vị sâm, nên sa sâm chủ yếu được dùng như một vị thuốc bổ. Các bạn cùng Thảo dược xanh số 1 Jindo tìm hiểu kỹ về vị thuốc này nhé.

    sa-sam, tac-dung-cua-sa-sam, boi-bo-suc-khoe, tang-cuong-sinh-ly, mua-sa-sam-o-dau, cach-dung-sa-sam, thao-duoc-xanh-so-1-jindo.vn