Từ khóa phổ biến

Tác dụng của Hà Thủ ô là gì? cách chế biến Hà Thủ ô như thế nào?

25/12/2019 08:35 +07 - Lượt xem: 5367

Hà thủ ô là một loại dược liệu quý, được sử dụng từ xa xưa với những tác dụng vô cùng phong phú: bổ huyết giữ tinh, hòa khí huyết, bổ gan thận, mạnh gân xương, nhuận tràng…Với những cách dùng hà thủ ô vô cùng tiện lợi: nấu cháo, đun nước uống, hãm trà… vậy đâu là bài thuốc uống hà thủ ô và uống hà thủ ô có tác dụng gì. Dưới đây là những thông tin chia sẻ về tác dụng của uống nước hà thủ ô.

ha-thu-o, tac-dung-cua-ha-thu-o, mua-ha-thu-o-o-dau, dia-chi-ban-ha-thu-o-uy-tin, ha-thu-o-chuan, chong-lao-hoa, boi-bo-co-the, chua-mat-ngu,suy-nhuoc-than-kinh, thao-duoc-xanh-so-1-jindo.vn

ha-thu-o-tac-dung-chong-lao-hoa-chua-toc-bac-boi-bo-co-the-thao-duoc-xanh-so-1-jindo.vn-1

Hà thủ ô
Tên gọi khác: dạ giao đằng, dạ hợp, thủ ô
Tên khoa học: Polygonum multiflorum, thuộc họ Rau răm – Polygonaceae.

Mô tả hình dáng

Hà thủ ô thuộc họ thân cây thảo leo bằng thân quấn, sống nhiều năm, thân dài tới 4,5 m, mọc xoắn vào nhau, màu xanh tía, không lông. Rễ phình thành củ, ngoài nâu, trong đỏ.
Lá mọc so le, có cuống dài, phiến lá giống lá rau muống, có gốc hình tim hẹp, chóp nhọn dài, mép nguyên.
Hoa nhỏ màu trắng, mọc thành chùm nhiều chuỳ ở nách lá hay ở ngọn. Hoa là lưỡng tính (có cả hai cơ quan nam và nữ) và được thụ phấn bởi côn trùng.
Hoa nở vào tầm tháng 9-10
Quả bế hình ba cạnh, màu đen. Cây hà thủ ô ra quả vào tháng 10-11
Cây thích nghi phát triển trong bóng râm hoặc không có bóng.

Thành phần hóa học của hà thủ ô đỏ

Cây hà thủ ô đỏ chứa 1,7% anthraglycosid, trong đó có emodin, physcion, rhein, chrysophanol.

Ngoài ra, trong hà thủ ô đỏ còn có chứa 1,1% protid, 45,2% tinh bột, 3,1% lipid, 4,5% chất vô cơ, 26,45g các chất tan trong nước, lecitin, rhaponticin (rhapontin, ponticin).

Khi chưa chế biến, hà thủ ô đỏ có chứa 7,68% tannin; 0,25% dẫn chất anthraquinon tự do; 0,8058% dẫn chất anthraquinon toàn phần.

Sau khi chế biến, còn 3,82% tannin; 0,1127% dẫn chất anthraquinon tự do; 0,2496% dẫn chất anthraquinon toàn phần.

Uống nước hà thủ ô có tác dụng gì?

  • Hà thủ ô sắc nước uống kiên trì, dài ngày cải thiện chứng di tinh, mộng tinh, tinh trùng yếu, loãng chậm có con. Đàn ông mệt mỏi, yếu có thể uống hà thủ ô giúp lấy lại sức khỏe, cải thiện tinh trùng, cải thiện cuộc yêu.
  • Công dụng nổi bật của hà thủ ô là chống bạc tóc, rụng tóc, chống lão hóa. Tóc bạc sớm là do chân huyết của bị suy giảm. Tóc là phần thừa của huyết lên đông y gọi tóc là huyết dư. Như vậy, người bị tóc bạc sớm, lão hóa sớm uống hà thủ ô đỏ sẽ có tác dụng bổ huyết làm đen râu tóc, cải thiện tình trạng lão hóa, trẻ ra rõ rệt.
  • Ngoài ra Hà thủ ô còn được dùng để điều trị đau lưng dưới, yếu khớp gối, yếu cơ, liệt nửa người, tinh thần hồi hộp, chóng mặt, mất ngủ, suy nhược thần kinh, tăng cholesterol máu và xơ vữa động mạch. Dùng hà thủ ô đều đặn giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể, giúp nhuận tràng, điều chỉnh lượng đường trong máu.
  • Việc uống hà thủ ô hàng ngày rất tốt cho sức khỏe, đem lại sức khỏe, thể lực, giảm mệt mỏi. Rất nhiều nghiên cứu về tác dụng của việc uống nước hà thủ thủ ô hằng ngày đem lợi lợi ích cho sức khỏe. Từ xưa đến nay dan gian cũng khuyên dùng hà thủ ô để tăng cường thể chất, đẩy lùi bệnh tật chống lại sự lão hóa của thời gian mang lại.
  • Uống hà thủ ô đều đặn sẽ giúp chữa nhiều bệnh, cải thiện sức khỏe

ha-thu-o-tac-dung-chong-lao-hoa-chua-toc-bac-boi-bo-co-the-thao-duoc-xanh-so-1-jindo.vn-2

Cách chế biến hà thủ ô lấy nước uống

1.Hà thủ ô cải thiện tóc rụng, tóc bạc sớm

  • Hà thủ ô: 20g cho 1 lần
  • Đun lên để lấy nước uống hàng ngày

Hoặc

  • Hà thủ ô tán nhỏ thành bột, mỗi ngày dùng 10-20 gam.
  • Muốn tăng tính hiệu quả có thể kết hợp hà thủ ô với 1 số vị thuốc: thục địa, kỷ tử, ngưu tất để sắc lên uống.

Trị tóc bạc sớm bằng hà thủ ô đỏ

  • Hà thủ ô đỏ: 300g
  • Vừng đen: 300g

Cách làm:

  • Hà thủ ô và vừng đen bạn mang rửa sạch, để ráo rồi cho vào sấy khô.
  • Tán nhỏ và cho vào lọ dùng dần.

Cách dùng:

  • Mỗi lần dùng có thể thể trộn chừng 2-3 thìa café hỗn hợp bột hà thủ ô và vừng đen vào với mật ong hoặc đường, nhai và nuốt.
  • Hoặc pha với nước ấm nóng, khuấy đều và uống, ngày dùng 2 lần.

2.Cách làm hà thủ ô sắc nước

– Hà thủ ô cắt lát: 9-15 g ( củ hà thủ ô đã phơi khô)
– Đem lượng hà thủ ô trên cho vào ấm đun sôi với nước tầm 45 . Dùng ấm đất hoặc ấm đất cắm điện là tốt nhất, không nên dùng bình kim loại.
– Chắt lấy nước uống. Uống hết bạn có thể pha thêm nước cho đến khi nhạt thì thôi. Uống thay nước.

Lưu ý

  • Nên uống trong ngày, không đun lại ngày hôm sau.
  • Theo các nghiên cứu đông y, khi dùng hà thủ ô bạn nên kiêng ăn ba loại thực phẩm là củ cải trắng, tỏi và hành.
  • Khi dùng hà thủ ô, cần kiêng những món ăn chứa nhiều gia vị có tính cay, nóng như tiêu, ớt, gừng, hành tây.
  • Rượu hà thủ ô đỏ ngâm cũng là rượu nên nếu lạm dụng có thể gây phản tác dụng, do đó, bạn nên dùng một cách điều độ và với đúng liều lượng.
  • Rượu hà thủ ô đỏ ngâm rất tốt đối với sức khoẻ và có thể giúp hỗ trợ điều trị một số bệnh rất tốt nhưng bạn phải biết cách ngâm rượu hà thủ ô đỏ đúng cách vì hà thu ô đỏ là loại dược liệu quý nhưng cũng rất “khó tính”.

3.Ngâm rượu hà thủ ô

Sơ chế hà thủ ô

  • Bước đầu tiên trước khi ngâm rượu hà thủ ô là cần phải sơ chế hà thủ ô:
  • Khi đào củ hà thủ ô cần đem rửa thật sạch, để ráo nước
  • Cạo sạch vỏ, thái hà thủ ô thành những lát mỏng, loại bỏ phần lõi cứng bên trong
  • Ngâm hà thủ ô đã làm sạch trong nước vo gạo 1-2 ngày
  • Thường xuyên thay nước vo gạo 2 lần/ ngày( Việc ngâm nước vo gạo để bỏ bớt vị chát của hà thủ ô)

Chuẩn bị

  • 1,5kg hà thủ ô đỏ khô
  • 0,5kg đậu đen xanh lòng
  • 6 – 8 lít rượu trắng (rượu 40 độ)
  • 1 ít nước vo gạo.
  • Bình rượu có nắp đậy( tốt nhất sử dụng bình thủy tinh hoặc bình sứ để đảm bảo chất lượng của rượu ngâm)

Cách chế biến

Rang đậu đen với lửa nhỏ cho thơm. Không nên rang quá kỹ vì sẽ làm mất chất dinh dưỡng trong đỗ đen.
Cho hà thủ ô đã qua sơ chế và đậu đen đã rang vào bình ngâm,
Đổ lượng rượu đã chuẩn bị sẵn vào bình ngâm cho ngập hà thủ ô và đậu đen rồi đậy nắp bình lại.
Ngâm khoảng 3 – 6 tháng là có thể dùng được. Tuy nhiên ngâm càng lâu càng ngon

ha-thu-o-tac-dung-chong-lao-hoa-chua-toc-bac-boi-bo-co-the-thao-duoc-xanh-so-1-jindo.vn-3

Lưu ý khi dùng hà thủ ô ngâm rượu

Theo Đông y, khi dùng rượu hà thủ ô, bạn cần kiêng hành, tỏi và củ cải trắng. Bên cạnh đó, bạn cũng nên hạn chế gia vị có tính cay nóng như gừng, ớt, hành tây, hồ tiêu. Mặc dù, rượu hà thủ ô đỏ rất tốt cho sức khỏe nhưng bạn không nên lạm dụng vì uống nhiều có thể ảnh hưởng đến gan.

Lưu ý khi dùng hà thủ ô

Khi dùng hà thủ ô cần tránh:

  • Theo Đông Y, củ cải trắng, tỏi và hành là 3 thực phẩm không dùng chung với hà thủ ô. Ngoài ra, còn có các loại gia vị khác như ớt, tiêu, gừng cũng nên kiêng khi dùng. Chúng đều chứa nhiều tinh dầu cay, tính nóng có thể ảnh hưởng đến can, thận, huyết của hà thủ ô đỏ.
  • Khi dùng hà thủ ô thì kiêng kị các loại huyết độc vật, vịt luộc, cá không có vẩy.
  • Hà thủ ô đỏ không dành cho người có huyết áp thấp và đường huyết thấp.
  • Người viêm gan hạn chế dùng nhiều hà thủ ô bởi có thể gây nguy hại sức khỏe.
  • Không nên uống hà thủ ô hoặc rượu ngâm hà thủ ô trước 7 giờ khi bạn chưa ăn sáng, bởi đường ruột dễ bị kích thích.
  • Những người đang trong giai đoạn phẫu thuật, chuẩn bị phẫu thuật cũng cũng nên dừng dùng loại này. Tốt nhất là dừng sử dụng ít nhất trước 2 tuần hoặc sau thời điểm phẫu thuật 3 tháng lý do là hà thủ ô đỏ gây tình trạng hạ đường huyết có thể dẫn đến phải ngừng phẫu thuật hoặc tử vong trong quá trình làm phẫu thuật.
  • Trong những ngày kinh nguyệt phụ nữ cũng nên ngưng vì tính chất hoạt huyết của nó. Phụ nữ sẽ mất máu nhiều hơn và thời gian kinh nguyệt kéo dài hơn.
  • Những người đang nghi ngờ ung thư vú hoặc tử cung cũng không nên dùng vị thuốc này vì hà thủ ô có chứa estrogen thực vật rất cao. Chất này gây kích thích khối u phát triển.
  • Nếu dùng hà thủ ô không đúng cách, chưa qua sao chế, mà để vậy đem phơi khô rồi nấu nước uống hằng ngày thay trà thì không có lợi. Nếu dùng lâu dài như thế thì chất chát có trong hà thủ ô sẽ gây viêm thận, bí tiểu. Thường người ta sao chế hà thủ ô rồi mới dùng.

Việc kiêng một số thực phẩm trên nằm trong mức độ hạn chế. Chúng ta vẫn dùng nhưng ở mức độ vừa phải. Nếu sử dụng quá nhiều mới ảnh hưởng tới kết quả cũng như mục đích sử dụng hà thủ ô.

Ngoài áp dụng uống hà thủ ô để ngăn ngừa bệnh, chống lại bệnh tật, chúng ta cũng nên áp dụng phương pháp thể dục, rèn luyện cơ thể và chế độ ăn uống để cải thiện sức khỏe và tăng cường dưỡng chất để đẩy lùi bệnh tật.

Nếu có bất kì thắc mắc nào các bạn có thể liên hệ qua số tổng đài tư vấn 18006521 hoặc đặt câu hỏi của bạn ở mục ý kiến ở cuối bài viết, Tra cứu dược liệu sẽ tư vấn miễn phí giúp bạn có thêm những thông tin đáng tin cậy.

Nếu thấy bài chia sẻ trên hữu ích bạn hãy chia sẻ thông tin này đến bạn bè và người thân của mình được biết nhé!

Mua Hà Thủ Ô ở đâu? địa chỉ nào uy tín?

Hiện tại Thảo dược xanh số 1 – Jindo.vn có cung cất tất cả các loại thảo dược quý trong đó có Hà Thủ Ô được thu hái xanh hoàn toàn từ tự nhiên nhận chuyển hàng toàn quốc nhận được hàng mới phải thanh toán. Hãy gọi tới số 0839.363.777 | 082.943.1666 để được tư vấn 24/24.

Hoặc đặt mua tại: JINDO.VN

hông tin liên hệ:
Thảo Dược Xanh số 1 Jindo.vn – Nhà thuốc gia truyền Trần Gia
Trên Web: www.jindo.vn
HOTLINE: 0839.363.777 / 082.943.1666
Địa chỉ: Tiểu khu Thạch Lý – TT Đà Bắc – Đà Bắc – Hòa Bình.
 




Bài xem nhiều


  •  
     
    16/07/2020 | Cây thuốc nam
    Cỏ mần trầu một loài cỏ dại mọc hoang dại ở ở ngay 2 ven đường mà chúng ta đi. Thật bất ngờ loại cỏ dại này lại có một số công dụng điều trị bệnh rất hay, đặc biệt là hiệu quả điều trị bệnh huyết áp cao.

    co-man-trau, tac-dung-cua-co-man-trau, dieu-tri-huyet-ap-cao, mat-gan, giai-doc, lam-muot-toc, thao-duoc-xanh-so-1-jindo.vn
  •  
     
    15/07/2020 | Cây thuốc nam
    Cây đuôi chuột hay cỏ doi ngựa, miền Nam còn gọi là cây mạch lạc; một loại thảo dược thiên nhiên mọc hoang ở một số địa phương nước ta. Tác dụng nổi bật nhất của loại thảo dược này, được nhiều người chú ý đó là hiệu quả điều trị ho, viêm họng và hạ đường huyết rất hay.

    cay-duoi-chuot, tac-dung-cua-cay-duoi-chuot, mua-cay-duoi-chuot-o-dau, dieu-tri-ho-van-tim, dieu-tri-viem-tiet-nieu, thao-duoc-xanh-so-1-jindo.vn
  •  
     
    14/07/2020 | Cây thuốc nam
    Hạt đậu xanh một loại thực phẩm không thể thiếu trong ẩm thực của người Việt. Hạt đậu xanh từ xưa đã được người xưa vô cùng coi trọng không chỉ bởi đậu xanh là thực phẩm bổ dưỡng mà đây còn là một vị thuốc điều trị nhiều căn bệnh.

    hat-dau-xanh, tac-dung-cua-hat-dau-xanh, dieu-tri-tieu-chay, dieu-tri-say-nang, thao-duoc-xanh-so-1-jindo.vn
  •  
     
    14/07/2020 | Cây thuốc nam
    Cây hoắc hương có công dụng kiện tỳ vị, mạnh dạ dày, điều trị trướng bụng, đầy hơi, ngoài ra cây còn dùng làm thuốc điều trị hôi miệng và chế tinh dầu., các bạn cùng thảo dược xanh số 1 jindo tìm hiểu về công dụng của loại cây này nhé.

    cay-hoac-huong, tac-dung-cua-cay-hoac-huong, dieu-tri-day-bung, kho-tieu, dieu-tri-hoi-mieng, thao-duoc-xanh-so-1-jindo.vn
  •  
     
    13/07/2020 | Cây thuốc nam
    Y học cổ truyền có nhiều vị thuốc mà tên gọi của nó dễ gây nhầm lẫn với nhau, chẳng hạn như “khương hoạt” với “khương hoàng” và “khương hoạt” với “độc hoạt”.

    khuong-hoat, tac-dung-cua-khuong-hoat, dieu-tri-phong-thap, dieu-tri-nhuc-dau, thao-duoc-xanh-so-1-jindo.vn
  •  
     
    10/07/2020 | Cây thuốc nam
    Tiền hồ thuộc loại cây thảo, cao khoảng 0,7 – 1,4m. Mọc thẳng đứng và trên có phân nhánh, thân có khía dọc. Lá mọc ở gốc cây lớn, 1 – 2 lần sẻ lông chim và có cuống dục có răng cưa to. Lá ở thân thì nhỏ và có cuống ngắn có bẹ lá phồng và rộng. Lá mọc ở phía không cuống thường thu lại còn bẹ lá. Cụm hoa tán kép, có hoa màu tím và quả hình bầu dục. Quả cụt ở hai đầu, dài khoảng 5 – 7mm và rộng 3 – 5mm. Có múi ở hai cạnh và khi chưa chín thì hai phân liệt quả dính chặt vào nhau.

    tien-ho, tac-dung-cua-tien-ho, mua-tien-ho-o-dau, dieu-tri-ho, chua-viem-phe-quan, tri-ho-dom, thao-duoc-xanh-so-1-jindo.vm
  •  
     
    09/07/2020 | Cây thuốc nam
    Xuyên luyện tử là quả non của cây xoan . Quả to, hình cầu, dài khoảng 2,5- 4cm. Rộng khoảng 2- 3cm, khi già phơi khô thì có màu vàng nhạt. Quả chắc, không mốc mọt là tốt.

    xuyen-luyen-tu, tac-dung-cua--xuyen-luyn-tu, dieu-tri-viem-da-day, dau-bung-kinh, thao-duoc-xanh-so-1-jindo.vn
  •  
     
    08/07/2020 | Cây thuốc nam
    Thổ Phục Linh từ xa xưa luôn được xem là vị thuốc quý giá giúp bồi bổ gân cốt, mạnh xương khớp và thường xuyên được sử dụng trong các bài thuốc Đông y chữa bệnh xương khớp, giảm đau nhức xương khớp. Ngày nay Thổ phục linh được ứng dụng nhiều trong các sản phẩm bảo vệ sức khỏe, hỗ trợ điều trị các bệnh xương khớp.

    tho-phuc-linh, tac-dung-cua-tho-phuc-linh, mua-tho-phuc-linh-o-dau, dieu-tri-benh-xuong-khop, thao-duoc-xanh-so-1-jindo.vn
  •  
     
    07/07/2020 | Cây thuốc nam
    Từ lâu, cây thông thảo đã trở thành dược liệu lợi sữa, chữa tắc sữa nổi tiếng với công dụng tuyệt vời mà vẫn đảm bảo an toàn tuyệt đối cho cả mẹ và bé. Tuy vậy, cũng như các vị thuốc khác, việc sử dụng thông thảo dược liệu cũng cần có những lưu ý mà mẹ cần ghi nhớ ngay để sử dụng hiệu quả và an toàn nhất. Các mẹ bỉm sữa hãy cùng Thảo dược xanh số 1 Jindo tìm hiểu về vị thuốc lợi sữa thần kì này nhé.

    thong-thao, tac-dung-cua-thong-thao, mua-thong-thao-o-dau, loi-sua, cach-dung-thong-thao, thao-duoc-xanh-so-1-jindo.vn
  •  
     
    06/07/2020 | Cây thuốc nam
    Sa sâm là vị thuốc được sử dụng rất nhiều trong y học cổ truyền. Được ví như một vị sâm, nên sa sâm chủ yếu được dùng như một vị thuốc bổ. Các bạn cùng Thảo dược xanh số 1 Jindo tìm hiểu kỹ về vị thuốc này nhé.

    sa-sam, tac-dung-cua-sa-sam, boi-bo-suc-khoe, tang-cuong-sinh-ly, mua-sa-sam-o-dau, cach-dung-sa-sam, thao-duoc-xanh-so-1-jindo.vn